Cây Hoàng Kỳ là một loại thảo dược thiên nhiên được dân gian khai tháng từ lâu đời, khi được kết hợp với các thảo dược khác thì còn có thể phát huy thêm dược tính tốt hơn. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để cùng biết rõ hơn cây hoàng kỳ: 9+ Tác dụng chữa bệnh không ngờ của hoàng kỳ như thế nào?
Hoàng kỳ là cây gì?
Cây Hoàng kỳ còn có các tên gọi khác như Miên Hoàng, Đái Thâm, Đái Thảm, Kỵ Thảo, Chích Hoàng Kỳ, Sinh Hoàng Kỳ, Đố Phủ, Miên Kỳ, Đại Hoàng Kỳ, Mật Chích Kỳ, Bạch Thủy, Thổ Hoàng Kỳ, Nham Hoàng Kỳ,… Đây là một bài thuốc được ví như anh em sinh đôi của nhân sâm vì nó có nhiều dược tính vượt trội.
Đây là loài cây thuộc họ Đậu, bộ phận được dùng làm thuốc chính là rễ của cây.
Đặc điểm của cây hoàng kỳ
Đây là loài cây thân thảo, sống lâu năm thường cao từ 50 đến 80cm. Thân cây thằng đứng với nhiều cành, rễ rất khỏe và dai, đâu sâu xuống lòng đất và nó thường có bán kính khoảng 1-2mm.
Lá cây hoàng kỳ thường mọc so le, với nhiều lông được ghép bằng 6-13 lá chét hình trứng dài, rộng 3-8mm.
Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, cuống dài từ 5-12cm, đài hoa hình chuông có răng cưa và hoa màu vàng nhạt, quả có hình dạng dẹt như quả đậu
Đây là loại cây thường tìm thấy ở các vùng đất cát, thông thoáng và thường gặp nhiều ở một số tỉnh Trung Quốc. Ở Việt Nam có trồng thử nghiệm ở Đà Lạt và SaPa nhưng vẫn còn hạn chế. Hoa nở vào tháng 6-7 và thu hoạch quả vào tháng 8-9. Rễ cây thường được thu hoạch vào mùa thu và mùa xuân và đối với cây 3 năm trở lên. Rể càng to khỏe, chắc thịt thì càng tốt, rễ đem về cắt đầu, rửa sạch, cắt lát mỏng rồi đem phơi.
Trong cây có chứa nhiều thành phần các chất hóa học như: choline, acid amin, saccarosa, gluocosa, betain, tinh bọt, gôm, chất nhầy,protid (6.16% – 9,9%), acid forlic, vitamin P, glucoronic acid, soyasaponin I, isoflavonid (calycosin, calycosin-7-O-b-D-glucosid, formononetin và onomin), palmatic, linoleic acid, coriolic acid,…
Hoàng kỳ thường được chế biến bằng 2 cách
- Cách 1: Ủ mềm rồi cắt lát mỏng, sấy nhẹ hoặc phơi khô, gọi là hoàng kỳ sống
- Cách 2: Hoàng kỳ trộn với mật ong rồi đem sao vàng, thường được trộn với tỷ lệ 100kg hoàng kỳ thì 25 – 30 lít mật ong. Cái này người ta gọi là hoàng kỳ tẩm mật sao.
Công dụng của cây hoàng kỳ trong đông y
Với biệt danh là anh em sinh đôi của nhân sâm cũng đủ để thấy loài cây này có tác dụng quý như thế nào. Sau đây là các bài thuốc được ứng dụng từ loài cây này
-
Trị dứt điểm ung nhọt, lở loét
Cách 1: Dùng đủ các lượng sau: 16g hoàng kỳ, 12g đương quy, 6g xuyên khung, 12g bạch truất, 16g kim ngân hoa, 12g tạo giác thích, 12g thiên hoa phấn, 12g trạch tả, 4g cam thảo để nấu nước và uống hết trong ngày.
Cách 2: Dùng 20g hoàng kỳ, 20g kim hoa, 16g đương quy, 6g cam thảo. Mỗi ngày dùng 1 thang nấu nước uống trong ngày.
-
Trị lupus ban đỏ
Dùng từ 1 -2 tháng theo thang thuốc như sau: dùng 30 -90g hoàng kỳ nấu nước uống trong ngày
Cách 1: Dùng cho người đau do suy nhược cơ thể: dùng 12g hoàng kỳ, 12g bạch truất, 6g quế chi, 12g sinh khương và 3 quả táo đại, nấu nước uống trong ngày
Cách 2: Đau mãn tính, liệt nữa người,… dùng 40 – 160g hoàng kỳ, 8g đương quy vĩ, 8g xích thược, 4g địa long, 4g xuyên khung, 4g đào nhân, 4g hồng hoa nấu nước uống
-
Trị bệnh ho và viêm phế quản
Dùng hoàng kỳ, tuyên phục hoa, bách bộ, địa long bào chế thành viên thuốc. Dùng liên tục 10 ngày, chia thành 3-4 đợt
-
Trị chứng viêm thận
Dùng hoàng kỳ, phòng kỷ, cam thảo, bạch truất, gừng tươi và táo đại đúng liều lượng và nấu nước uống trong ngày.
-
Bồi bổ khí huyết do mất nhiều máu
Dùng hoàng kỳ và đương quy nấu lấy nước uống
-
Trị chứng khó thở, kém ăn, cơ thể suy nhược, tay ra nhiều mồ hôi
Cách 1: Dùng hoàng kỳ sao mật, cam thảo sao vàng, tán nhỏ rồi dùng bột đó nấu lấy nước uống trong ngày.
Cách 2: Dùng hoàng kỳ, bạch truất, đảng sâm, đương quy, sài khô, trần bì, thăng ma, chích thảo nấu nước uống trong ngày
Cách 3: Hoàng kỳ sao mật, thược dược, quế chi, cam thảo, sinh khương, đại táo nấu lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể cho mật ong vào trước khi uống.
-
Trị sa trực tràng
Hoàng kỳ sống, đơn sâm , sơn tra nhục, phòng phong, thăng ma nấu nước uống trong ngày
-
Trị sa dạ dày
Dùng hoàng sài sống, ngũ vị tư, thăng ma, sài hồ chế thành dịch tiêm bắp 4ml, dùng để tiêm huyệt trong quản, mỗi lần 0.5ml, dùng trong 1 tháng.
-
Thuốc trị cảm mạo, viêm mũi dị ứng
Cách 1: Dùng hoàng kỳ, đại táo tán thành chia thành 2 lần, dùng để uống 2 lần trong ngày
Cách 2: Dùng liên tục trong 10 ngày, mỗi ngày 5 viên hoàng kỳ sống. Dùng xong 10 ngày dừng 5 ngày rồi lại dùng tiếp
-
Chữa nhũn não
Dùng hoàng kỳ, xuyên khung, xích thược, đơn sâm chế thành dịch, mỗi ngày truyền 250ml vào tĩnh mạch, truyền liên tục 10 ngày, dừng 4 ngày rồi lại truyền tiếp. Bên cạnh đó cũng nấu nước uống thêm từ các vị thuốc hoàng kỳ, xuyên khung, sơn tra (táo mèo), địa long, quế chi, ngưu tất, hồng hoa, đơn sâm để giúp thông mạch.
Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoàng kỳ
- Dùng hoàng kỳ uống thay trà và tốt nhất là dùng vào buổi sáng để cải thiện da. Nếu uống mà có biểu hiện bất thường thì dừng lại.
- Dùng hoàng kỳ làm gia vị thêm cho các món ăn sẽ bồi bổ tốt cho cơ thể.
- Dùng hoàng kỳ có thể tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Nhân sâm đều có tác dụng tăng cường sinh lực còn hoàng kỳ lại dùng để bổ sung cho người đang bị suy nhược cơ thể. Tuy nhiên hoàng kỳ vẫn được ví như anh em sinh đôi của nhân sâm.
Trên đây là tất cả các thông tin về cây hoàng kỳ: 9+ Tác dụng chữa bệnh không ngờ của hoàng kỳ, hy vọng giúp các bạn có thêm phương pháp tốt để điều trị bệnh cho cơ thể. Tuy nhiên khi dùng loại thuốc gì cũng cần phải bắt mạch hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ nhé.